Bạn biết gì về ngày Quốc khánh Nhật Bản?

25/09/2019 | 489 lượt xem

Cũng như các nước trên thế giới, Nhật Bản cũng có rất nhiều ngày lễ riêng cho mình như lễ thành nhân, ngày chiêu hòa,... trong đó ngày Quốc khánh chính là ngày lễ trọng đại nhất Nhật Bản. Những bạn đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đã được tham gia mấy kì Quốc khánh tại Nhật rồi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều đặc biệt trong ngày Quốc khánh Nhật Bản nhé.

Ngày quốc khánh hay còn gọi là Ngày lập quốc ( 建国記念の日- Kenkoku Kinen no Hi) là một ngày đại lễ quốc gia của Nhật Bản được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng 2 hằng năm nhằm ăn mừng ngày thành lập nên đất nước Nhật Bản và Thiên hoàng đầu tiên Jimmu (Thần Vũ Thiên Hoàng).



Lịch sử ngày Quốc khánh Nhật Bản

Thời Minh Trị, chính phủ Nhật Bản đã ấn định ngày để kỉ niệm ngày trọng đại này của đất nước. Thời điểm đó cũng trùng với thời điểm Nhật Bản chuyển từ lịch Âm sang dùng lịch Dương (Tây lịch) vào năm 1873. Chính phủ Minh Trị lúc đó đã ấn định ngày lập quốc là ngày 1/1 năm 1873 theo lịch âm, theo lịch dương thì hôm đó là ngày 29/1/1872.

Tuy nhiên, người dân lúc đó lại lầm tưởng ngày này sang ngày Tết Âm lịch, thay vì là Ngày lập quốc. Thế là Chính phủ đổi ngày lập quốc sang ngày 11/2/1873 sau khi cho rằng mình tính toán “chính xác” ngày Thiên hoàng Jimmu ra đời, và kể từ đó, ngày 11/2 hằng năm trở thành ngày quốc khánh của Nhật Bản.


Thiên hoàng Minh Trị người đưa Nhật Bản trở thành cường quốc trên thế giới

Thực chất ngày lập quốc được dùng để kỉ niệm Thiên hoàng và được đặt tên là 紀元節(Kigensetsu), được Thiên hoàng Minh Trị phê duyệt ấn định không những nhằm mục đích thống nhất ý chí người dân Nhật Bản hướng đến Thiên hoàng, mà còn nhằm củng cố quyền lực của ông, sau khi hạ bệ Mạc phủ Tokugawa, khôi phục quyền cai trị vào tay Thiên hoàng.

Ngày Kigensetsu được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành, và nó nghiễm nhiên trở thành 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.


Những đoàn giễu hành trên đường phố Nhật Bản trong ngày Quốc khánh

Tuy nhiên, đến khi Nhật Bản thua trận ở Thế chiến thứ II, kéo theo sự phế truất quyền lực của Thiên hoàng (từ sau chiến tranh, người ta gọi các đời Thiên hoàng về sau là Nhật hoàng), ngày Kigesetsu cũng bị bãi bỏ. Ngày 11/2 cũng là ngày tướng MacArthur phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản năm 1946, đưa Nhật Bản đi theo con đường dân chủ tư sản và cũng là người đóng góp rất lớn trong công cuộc tái thiết và phát triển Nhật Bản sau này để trở thành “nước Mỹ của châu Á”.

Cùng năm 1946, Ngày lập quốc được tái thiết lập, vẫn giữ nguyên là ngày 11/2 hằng năm.

Hiện nay

Quốc khánh là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của quốc gia. Mỗi một dân tộc đều có cách đón chào riêng. Nếu tại Việt Nam chúng ta treo cờ đỏ sao vàng chào mừng Quốc khánh thì tại Nhật, người dân xứ sở hoa anh đào chào đón bằng những lễ hội được tổ chức long trọng. Bên cạnh đó là các đoàn diễu hành tổ chức meetting chào mừng.

Trong ngày này, mọi người sẽ phất cờ Nhật không chỉ nhằm kỉ niệm ngày nước Nhật ra đời à còn mang ý nghĩa dân tộc Nhật Bản đoàn kết một khối, và cùng nhau xây dựng đấy nước, thay cho chủ nghĩa dân tộc.


Khắp đường phố được trang hoàng Cờ Nhật trong ngày Quốc khánh

Ngoài quốc lễ ra, Nhật Bản còn có rất nhiều ngày lễ khác và được chào đón theo đúng văn hóa truyền thống. Ví dụ như ngày 5/5 – lễ hội Koinobori Matsuri (giống như tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch Việt Nam), người dân Nhật Bản sẽ treo cờ cá chép khắp nơi chào đón. Hay như ngày 17/7 ( hoặc 17/8 dương lịch) – lễ hội Obon, người dân Nhật treo đèn lồng với mong ước dẫn lối cho linh hồn người đã khuất trở về.

Ngày quốc khánh Nhật Bản năm nay người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày 10, 11 và 12/2 vì ngày quốc khánh rơi vào chủ nhật và người lao động được nghỉ bù thứ hai. Với thời gian nghỉ 3 ngày người lao động hãy dành thời gian của mình gặp gỡ bạn bè và tham quan du lịch những địa điểm nổi tiếng của Nhật Bản nhé.

Đến với đất nước Nhật Bản bạn không chỉ làm việc tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc các bạn còn được khám phá những đặc sắc thú vị trong những ngày lế, ngày hội tại Nhật Bản.

Nguồn: Internet

Bình luận Facebook

Tin cùng chuyên mục

ĐÀI LOAN – ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
Đài loan là quốc gia ở khu vực Đông Á, nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục khoảng 180 km qua eo biển Đài Loan. Đài Loan nổi tiếng với nền kinh tế phát triển, cảnh quan tươi đẹp cùng nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, Đài Loan ngày càng thu hút nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến đây du lịch, học tập và làm việc. Với chất lượng nhiều trường đại học không thua kém các trường TOP ở Châu Âu nhưng với chi phí học tập và sinh hoạt phí rẻ hơn rất nhiều. Cơ hội việc làm thêm trong quá trình học tập cũng như sau tốt nghiệp rất cao; có thể ở lại Đài loan tới 14 năm. Rất nhiều danh lam thắng cảnh để bạn du lịch và trải nghiệm. LẬP KẾ HOẠCH ĐẾN ĐÀI LOAN NGAY THÔI.
Mùa hè - Mùa rất dễ bị ngộ độc thực phẩm
Mùa hè ở Nhật Bản có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng mạnh của các loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn tả, lị, v.v. Có rất nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra do vi khuẩn ngộ độc thức ăn gây nên.
Thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc tại nhà máy BALAN ( Schengen)
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC TẠI NHÀ MÁY BALAN ( Schengen)
CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ KAIZEN
Địa chỉ: Số 36, đường Nguyễn Thị Định, phường Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An
Hotline: 0979.160.999 - CSKH: 0982.943.666
Email: kaizen.vh@gmail.com - Website: http://kaizenvn.vn
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ: Số A17N4 Phú Mỹ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm- Hà Nội
VĂN PHÒNG ĐỨC THỌ
Địa chỉ: ngã tư Trổ, Yên hồ, Đức thọ, Hà tĩnh