Một số chú ý khi xin việc làm thêm ở Nhật Bản

07/10/2019 | 510 lượt xem

Dù bất kể là công việc gì từ nhỏ đến lớn, làm part time hay full time bạn cũng cần chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt để có được sụ tự tin nhất. Hi vọng với những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có được công việc mình mong muốn để giúp trang trải 1 phần chi phí sinh hoạt trong quá trình du học Nhật Bản.

Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc

Thông thường sẽ không có hợp đồng lao động đối với du học sinh du học Nhật Bản đi làm thêm. Khi đó, bạn nên yêu cầu phía nhà tuyển dụng bạn về điều kiện làm việc như: giờ làm, lương hay các chính sách đãi ngộ khác. Ghi lại ngày giờ làm việc cùng lương để tránh mọi xích mích có thể xảy ra.



Không muộn giờ hoặc vắng mặt không xin phép

Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc đặc biệt là vấn đề đúng giờ. Du học sinh hãy chú ý quan sát và học cho mình thói quen  tốt này để thích nghi với cách làm việc của người Nhật. Điều này cũng giúp bạn không làm ảnh hưởng đến công việc chung.

Qui định và hạn chế

Để có thể đi làm thêm du học sinh phải xin giấy của Cục quản lý nhập cảnh tại nơi bạn sinh sống. Bạn cần mang theo thẻ hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận sinh viên từ trường bạn theo học. Bạn sẽ phải điền vào đơn theo mẫu tại văn phòng của Cục quản lý nhập cảnh

Du học sinh không được phép làm những công việc làm thêm tại các nơi mục đích giải trí ảnh hưởng đến đạo đức xã hội như: quán bar,  vũ trường, tiêm chơi bài hay pachinko.

Quy định về thời gian làm thêm

Sinh viên chính quy tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp: Tối đa 28h/tuần;

Đối với kỳ nghỉ dài ngày: 8h/ngày

Sinh viên nghiên cứu hay sinh viên thỉnh giảng: Tối đa 14h/ tuần;

Đối với kỳ nghỉ dài ngày: 8h/ngày

Sinh viên dự bị đại học: Tối đa 4h/ngày.

Nghĩa vụ nộp thuế

Sinh viên có thể bị trừ tiền thuế từ phần thu nhập của mình (Phần bạn cần xác minh rõ). Phía chủ của bán sẽ trích lại 1 phần thuế thu nhập, đóng thuế rồi báo cho du học sinh biết. Sinh viên có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy trong 1 năm. Tuy nhiên, số tiền thuế thu nhập phải đóng dựa vào tổng thu nhập của bạn trong 1 năm (thường thấp hơn tổng số tiền du học sinh đã đóng). Cuối năm sinh viên có nghĩa vụ điền vào mẫu thuế thu nhập cá nhân để điều chỉnh. Nếu như số tiền thuế đã nộp vượt cao hơn số tiền tính trong 1 năm thì sinh viên sẽ được trả lại. Chế độ thuế của Nhật Bản khác Việt Nam nên bạn cũng nên tìm hiểu kĩ nhé!

(Nguồn tổng hợp)

Bình luận Facebook

Tin cùng chuyên mục

Tuyển Sinh Du học điều dưỡng Nhật Bản kỳ tháng 4/2021
Du học điều dưỡng Nhật Bản hiện nay trở thành từ khóa HOT trong lĩnh vực Du học Nhật Bản, và ngành điều dưỡng tại Nhật cũng là ngành đang được săn đón nhiều nhất khi lựa chọn 1 ngành học cho bản thân. Vì sao lại như vậy? Các thông tin thực hư xoay quanh vấn đề du học điều dưỡng Nhật Bản là như thế nào? Cùng Kaizenvn tìm hiểu nhé!
Du học Nhật Bản và cách vén màn định cư ít ai biết
Trong những năm gần đây, tình hình du học sinh định cư tại Nhật Bản như nào? Có nên định cư tại Nhật sau khi học tập xong không? Đây chính là thắc mắc của nhiều bạn du học sinh hiện đang học tập tại Nhật Bản. Là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, việc định cư tại Nhật Bản sau khi du học xong vẫn có những ưu điểm và hạn chế. Cùng Kaizen tìm hiểu nhé!
Sang Nhật du học nên ở ký túc xá hay thuê trọ bên ngoài?
Nhiều bạn sang Nhật du học chọn ở trong ký túc xá của trường cho tiết kiệm chi phí, nhưng cũng có nhiều bạn muốn thuê nhà bên ngoài để tiện sinh hoạt. Mỗi lựa chọn đều có những điểm tích cực và tiêu cực khác nhau. Vậy nên chọn ở ký túc xá hay thuê ngoài? Câu trả lời sẽ có tại bài viết dưới đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ KAIZEN
Địa chỉ: Số 36, đường Nguyễn Thị Định, phường Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An
Hotline: 0979.160.999 - CSKH: 0982.943.666
Email: kaizen.vh@gmail.com - Website: http://kaizenvn.vn
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ: Số A17N4 Phú Mỹ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm- Hà Nội
VĂN PHÒNG ĐỨC THỌ
Địa chỉ: ngã tư Trổ, Yên hồ, Đức thọ, Hà tĩnh